RWA Là Gì? Những Token RWA Đáng Chú Ý Trong Năm 2024

01/04/2024
Narrative

RWA là gì, RWA - Real World Asset là những token đại diện cho các loại tài sản trong thế giới thực. Đây là một bước tiến lớn trong thị trường tiền mã hóa, tạo ra một sự kết nối quan trọng giữa DeFi và thị trường tài chính truyền thống, giúp cho các doanh nghiệp truyền thống dễ dàng tiếp cận với tiền mã hóa và mở ra nhiều cơ hội sử dụng tài sản thực. Vậy RWA có gì đặc biệt và những dự án nào đáng chú ý nhất trong năm 2024, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của team HMC nhé!

Trend RWA là gì? Những Token RWA Đáng Chú Ý Trong Năm 2024


1. RWA là gì?

RWA - Real World Asset là những loại tài sản vật chất và truyền thống ở ngoài đời thực như tiền mặt, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, ... được tạo ra dưới dạng mã hóa trên chuỗi blockchain dưới dạng Token hoặc là NFT. Việc mã hóa RWA đã mở ra nhiều cơ hội trong việc truy cập, trao đổi và quản lý các tài sản này, không chỉ trong lĩnh vực tài chính dựa trên Blockchain mà còn trong nhiều ứng dụng phi tài chính khác như DeFi và tất cả đều nhờ vào tính an toàn và bảo mật kết nối của công nghệ Blockchain.


Real World Asset sẽ mang lại những lợi ích đáng kể không chỉ cho ngành tài chính như DeFi mà cả thị trường Crypto cũng được hưởng lợi rất nhiều, dưới đây là một số tiềm năng chính của trend RWA này:

  • Tạo thêm thanh khoản và TVL cho các hệ sinh thái DeFi
  • Tạo ra nhiều loại Token mới tương ứng với các loại tài sản thực để các nhà đầu tư có thể đầu tư và sinh lời như những cổ phiếu.
  • Không bị hạn chế về thời gian và địa điểm khi chuyển đổi sang tiền tệ hoặc các loại tài sản tượng trưng cho chúng ở trên thị trường, mở ra những cơ hội mới cho việc giao dịch và sử dụng tài sản trên quy mô toàn cầu.

Nhờ vào những lợi ích này, token hóa RWA đang trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành DeFi và tiền mã hóa, tạo ra sự phát triển và mở rộng cho cả hai lĩnh vực này.

2. RWA trong DeFi tiềm năng như thế nào?

Trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), việc mã hóa tài sản đã mở ra một công nghệ tiên tiến mới, nâng cao các hoạt động tài chính và kinh tế. Mã hóa các loại tài sản nằm ngoài hệ sinh thái blockchain sẽ mang lại nhiều lợi ích như tăng cường tính thanh khoản, tăng tính minh bạch và giảm rủi ro hệ thống.


Theo DefiLlama, giá trị tổng cộng của tài sản được mã hóa đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong hệ sinh thái DeFi, và hiện tại TVL của trend RWA đang đạt hơn 4 tỷ USD tính đến thời điểm đang viết bài. Một điểm đáng chú ý là tài sản trong thế giới thực cũng có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm tài chính mới.


TVL của trend RWA
TVL của trend RWA. Nguồn: Defilama


MakerDAO, một token nổi tiếng trong Crypto là một giao thức DeFi hàng đầu trên thị trường, sử dụng nhiều loại tài sản thế chấp trong thế giới thực để đảm bảo stablecoin DAI, mở ra một cách tiếp cận sáng tạo để tạo ra các loại tài sản tài chính mới, kết hợp cả tài sản truyền thống và công nghệ blockchain. Dựa vào lợi nhuận của dự án trong năm 2023, thì các nhà phân tích đến từ Messari dự đoán doanh thu của MakerDAO có thể tăng trưởng lên đến 105 triệu đô la trong năm 2024.


Biểu đồ lợi nhuận của MakerDAo trong năm 2023. Nguồn: Mess
Biểu đồ lợi nhuận của MakerDAo trong năm 2023. Nguồn Messari


Ngoài ra không nói đâu xa, thì các Stablecoin chính là đại diện tiêu biểu cho các RWA, điều này được thể hiện qua việc 3 trong số 7 đồng coin có vốn hóa cao nhất là các stablecoin. Các stablecoin như USDC, USDT,... được hỗ trợ bởi tài sản dự trữ là đồng USD và đã được kiểm toán đầy đủ, và chúng đã được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các giao thức DeFi.


Nhờ vào việc mã hóa tài sản, DeFi tiếp tục phát triển và mang lại nhiều cơ hội mới để xây dựng một hệ thống tài chính phi tập trung, hiệu quả và tiềm năng. Điều này đồng nghĩa với việc DeFi đang thúc đẩy sự tiến bộ và sự phát triển của ngành công nghiệp tài chính toàn cầu.

3. Một số dự án trend RWA đáng chú ý năm 2024

3.1. Ondo Finance (ONDO)

ONDO là một dự án hàng đầu trong trend RWA, được sử dụng như một token quản trị cho Ondo DAO và Flux Finance. Token ONDO hoạt động trên mạng Ethereum và có tổng cung là 10 tỷ. Mục tiêu của ONDO là cung cấp thanh khoản vượt trội so với các thị trường truyền thống và liên kết với Flux Finance, một giao thức cho vay DeFi.

Vốn hóa thị trường cho đến thời điểm viết bài hiện tại đang là hơn 1,7 tỷ USD, và có hơn 1,4 tỷ token đang lưu thông. Ngoài ra ONDO còn đang rất tiềm năng do chưa list giao dịch Spot trên Binance và mới chỉ list Future mà thôi, hiện tại lợi nhuận tăng trưởng của Token này đã hơn 500%.

Giá của ONDO hiện tại

3.2. TrueFi (TRU)

TrueFi là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) được xây dựng trên nền tảng Ethereum, cho phép người dùng vay và cho vay tiền mà không cần thông qua trung gian truyền thống như ngân hàng. TrueFi sử dụng hợp đồng thông minh để tạo ra các khoản vay và cho vay đáng tin cậy, minh bạch và không cần xác thực tín dụng truyền thống.


Trong TrueFi, người vay có thể đặt cọc tài sản kỹ thuật số như Ethereum hoặc các token ERC-20 khác để nhận được vay một số tiền tương ứng. Các khoản vay này được đảm bảo bởi hợp đồng thông minh và không yêu cầu xác thực tín dụng truyền thống. Người cho vay nhận lãi suất từ việc cho vay tài sản của mình.


TrueFi nhằm mục tiêu tạo ra một hệ thống vay và cho vay phi tập trung, minh bạch và an toàn hơn, nó cung cấp một cách tiếp cận mới cho việc tài trợ và cho vay trong thế giới tài chính phi tập trung. Marketcap (MC) hiện tại của TRU đang hơn 170 triệu đô, cung lưu thông đang hơn 1,1 tỷ và đang unlock gần hết.


Giá của TRU hiện tại


3.3. Clearpool (CPOOL)

Là một nền tảng vay và cho vay mà ở đó người vay không cần phải thế chấp tài sản. Còn người cho vay có thể sử dụng những tài sản ở thế giới thực cho vay và thu về lãi suất.


CPOOL giải quyết được vấn đề đó là Khi người dùng vay tiền ở các nền tảng defi thường khoản thế chấp phải cao hơn khoản vay. Bên cạnh đó, một điểm khác biệt của dự án đó là doanh thu của CPOOL sẽ được sử dụng để mua lại token trên thị trường và đốt chúng.


Ở thời điểm hiện tại, tổng lượng vay và cho vay của CPOOL đã đạt hơn 500M USD.




Xem chi tiết: Clearpool là gì? Dự án có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai

3.4. Centrifuge (CFG)

Centrifuge là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) với mục tiêu giải quyết vấn đề thanh khoản trong các tài sản vật lý như hóa đơn, bất động sản, hàng tồn kho bằng việc số hóa và thế chấp chúng thông qua blockchain. Người dùng có thể thế chấp các tài sản này để vay mượn trên nền tảng.


Centrifuge đặt mục tiêu thay đổi các quy tắc thương mại toàn cầu để mang lại cơ hội kinh tế cho mọi nơi. Với chi tiêu B2B toàn cầu lên tới khoảng 180 nghìn tỷ đô la và thời hạn thanh toán trung bình là 60 ngày, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì tài chính ổn định. Đây là một trong những rào cản lớn khiến SMEs khó có thể phát triển bền vững như các doanh nghiệp lớn.


Hiện nay, các giải pháp tài chính chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu này. Để giải quyết vấn đề, Centrifuge đã phát triển Centrifuge OS – một nền tảng cho phép doanh nghiệp trao đổi và mã hóa các tài liệu kinh doanh như hóa đơn. Điều này tạo ra sự tiếp cận tài chính rộng rãi hơn, mở khóa giá trị vốn bị hạn chế trước đây.

Ở thời điểm hiện tại, CFG đã token hóa được hơn 1400 các tài sản và mức tăng trưởng TVL hàng năm là 36%. Đây là một con số đáng kinh 

4. Tổng kết

Trên đây là những giải đáp cho anh em về RWA là gì, hy vọng rằng bài phân tích về "RWA à gì" này sẽ giúp các bạn có được những thông tin giá trị trong quá trình đầu tư của mình. Một lần nữa team xin nhắc lại rằng bài viết này chủ yếu mang đến thông tin về narrative RWA là gì, không phải là lời khuyên đầu tư, tiền là của anh em nên hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nhé!

Bên cạnh đó các bạn có thể Follow các kênh Social dưới đây của HM Coin để nhận thêm được nhiều tin tức giá trị trong quá trình đầu tư nhé. Xin trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan