Ripple (XRP) Là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Quan Trọng Về Ripple
Ripple (XRP) là một hệ thống thanh toán toàn cầu dựa trên nền tảng blockchain, được tạo ra với mục đích cung cấp các giao dịch nhanh chóng, hiệu quả và gần như miễn phí trên toàn thế giới. XRP là đồng tiền đại diện của hệ thống này, đóng vai trò như một cầu nối giữa các loại tiền tệ khác nhau.
1. Ripple (XRP) là gì? Những ưu điểm và thách thức của Ripple trong tương lai
Anh em hãy hình dung một cách dễ hiểu như thế này là Ripple như một mạng lưới ngân hàng toàn cầu, nhưng được vận hành bởi công nghệ blockchain. Ripple cung cấp một giải pháp thanh toán mới, cho phép các ngân hàng, tổ chức tài chính và cá nhân có thể chuyển tiền trực tiếp, nhanh chóng và hiệu quả trên toàn thế giới.
1.1. Các ưu điểm chính của Ripple
- Tốc độ giao dịch nhanh: Ripple có thể xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây, nhanh hơn nhiều so với các hệ thống thanh toán truyền thống.
- Phí giao dịch thấp
- Tính thanh khoản cao: Lượng giao dịch của Ripple với token XRP đang là một trong những token có tính thanh khoản cao nhất trong thị trường Crypto hiện nay.
- Tốc độ và hiệu quả: Ripple cho phép thực hiện các giao dịch quốc tế một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, cải thiện đáng kể so với các hệ thống truyền thống.
- Tính minh bạch: Mọi giao dịch trên Ripple được ghi lại trong sổ cái phân tán công khai, đảm bảo sự minh bạch và an toàn.
- Ứng dụng đa dạng: Ripple có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như thanh toán quốc tế, chuyển tiền và thương mại điện tử.
1.2. Thách thức trong tươn lai đối với Ripple
- Quy định pháp lý: Ripple đang đối mặt với những thách thức về quy định pháp lý từ các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đặc biệt là vụ kiện liên quan đến SEC.
- Độ biến động của giá: Giá XRP có thể biến động mạnh, gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư.
2. Một số cột mốc đáng chú ý về Ripple
- Năm 2012: Ripple được thành lập dưới tên OpenCoin bởi David Schwartz, Jed McCaleb và Arthur Britto. Mục tiêu ban đầu của OpenCoin là phát triển một hệ thống thanh toán ngang hàng nhanh chóng và hiệu quả.
- Ngày 11/04/2013: OpenCoin kết thúc vòng tài trợ thiên thần với số tiền 2,5 triệu USD từ các quỹ đầu tư nổi tiếng như Andreessen Horowitz (a16z) và Pantera Capital.
- Ngày 26/09/2013: OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs
- Tháng 3/2018: SBI Ripple Asia cùng 61 ngân hàng Nhật Bản ra mắt MoneyTap, ứng dụng di động hỗ trợ thanh toán nội địa nhanh do Ripple phát triển.
- Tháng 5/2018: Ngân hàng Santander của Tây Ban Nha cho ra mắt One Pay FX sử dụng công nghệ xCurrent của Ripple.
- Tháng 12/2020: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) khởi kiện Ripple vì mở bán trái phép 1,3 tỷ USD "chứng khoán" XRP, đánh dấu một trong những vụ kiện lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử.
- Ngày 17/05/2023: Ripple mua lại công ty lưu ký crypto Metaco với giá 250 triệu USD, nhằm mở rộng dịch vụ và khả năng lưu ký tài sản kỹ thuật số của mình.
- Ngày 18/05/2023: Ripple thông báo sẽ tham gia chương trình thử nghiệm Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Hong Kong (CBDC) có tên là e-HKD, nhằm thử nghiệm và triển khai các giải pháp thanh toán kỹ thuật số tiên tiến.
Vụ kiện giữa Ripple Labs và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) bắt nguồn từ cáo buộc rằng Ripple đã huy động hơn 1,3 tỷ USD thông qua việc bán XRP mà không đăng ký đây là chứng khoán, vi phạm luật chứng khoán liên bang. SEC cho rằng XRP là một loại chứng khoán vì nó được sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Ripple, và các nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận từ việc sở hữu XRP.
Ngược lại, Ripple lập luận rằng XRP là một loại tiền tệ kỹ thuật số, tương tự như Bitcoin hoặc Ethereum, và không nên bị coi là chứng khoán. Cuộc tranh chấp pháp lý này đã kéo dài từ năm 2020, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền điện tử và đặt ra câu hỏi quan trọng về cách phân loại và quản lý các tài sản kỹ thuật số trong tương lai.
3. Những công nghệ quan trọng của dự án Ripple

- RippleNet: Là một không gian thanh toán mới giúp cho các quốc gia giao dịch với nhau một cách nhanh chóng và chi phí thấp hơn so với các hệ thống thanh toán truyền thống.
- XRP Ledger: XRP Ledger hỗ trợ thanh toán nhanh và xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây.
- Consensus Algorithm: Ripple sử dụng thuật toán đồng thuận riêng để duy trì tính phi tập trung và tiết kiệm tài nguyên.
- On-Demand Liquidity (ODL): ODL cho phép giao dịch xuyên biên giới mà không cần dự trữ tiền mặt quốc tế.
- Interledger Protocol (ILP): ILP tạo ra cầu nối giữa các mạng thanh toán khác nhau, thúc đẩy giao dịch toàn cầu hiệu quả hơn.
4. Thông tin dự án
4.1. Thông tin token
- Tên Token: XRP
- Mã Token: XRP
- Blockchain: XRP Ledger, BNB Chain, Klaytn
- Contract: BNB Chain: 0x1d2f0da169ceb9fc7b3144628db156f3f6c60dbe
- Phân loại: Utility
- Cung lưu thông: 57.117.231.849 XRP (08/12/2024)
- Tổng cung: 100.000.000.000 XRP
4.2. Team
Ripple được sáng lập bởi Chris Larsen và Brad Garlinghouse, hai nhân vật quan trọng trong việc phát triển công nghệ thanh toán blockchain toàn cầu. Chris Larsen thành lập Ripple Labs vào năm 2012, với mục tiêu xây dựng một hệ thống thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và chi phí thấp, nhằm thay đổi cách thức giao dịch quốc tế. Sau đó thì Brad Garlinghouse gia nhập Ripple vào năm 2013 và hiện tại là Chủ tịch kiêm CEO, đã giúp công ty này trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán blockchain.
Các thành viên chủ chốt khác:
- Arthur Britto: Là Giám đốc kỹ thuật của Ripple và đồng sáng lập PolySign, ông là chuyên gia về thiết kế blockchain và đóng góp lớn vào sự phát triển của công ty.
- Jed McCaleb: Giám đốc sản phẩm của Ripple, một nhà phát triển phần mềm với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành blockchain, đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra các giải pháp thanh toán đổi mới.
4.3. Một số kênh social của dự án
5. Góc độ đầu tư
Nhìn chung thì XRP từ mùa này có thể là một token hold an toàn tuy nhiên với việc vốn hoá quá to ở thời điểm viết bài (09/12/2024) thì team HMC không có nhiều hứng thú với token này. Ở góc độ đầu tư và hold dài hạn thì XRP có thể là một token có thể hold được, tuy nhiên khi hold XRP phải hold trong khoảng thời gian khó khăn khi down trend, còn hiện tại thời điểm viết bài thì thị trường đang khá hưng phấn và không nên đi chợ ở những thời điểm như này.
6. Tổng kết
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về dự án Ripple (XRP) là gì và những điểm đặc biệt của dự án. Mình hy vọng bài viết sẽ mang lại cho các bạn những giá trị nhất định trong quá trình đầu tư của mình.
Một lần nữa team HM Coin xin nhắc lại đây là những chia sẻ mang tính cá nhân và không phải là lời khuyên đầu tư. Các bạn cần nghiên cứu kĩ và có trách nhiệm với túi tiền của mình trước khi quyết định xuống tiền nhé. Xin trân trọng cảm ơn!