Blast Là Gì? Tổng Quan Về Dự Án Layer 2 Đầu Tiên Về Native Yield

29/06/2024
Coin & Token

Mới đây Blast_một dự án layer 2 đã chính thức được ra mắt. Tuy không niêm yết trên các sàn giao dịch lớn như Binance hay Coinbase những dự án vẫn thu hút được một lượng lớn sự chú ý từ cộng đồng. Vậy hãy cùng HMC tìm hiểu xem dự án Blast là gì và có gì đặc biệt để cộng đồng chú ý đến nhé!

Blast Là Gì? Tổng Quan Về Dự Án Layer 2 Đầu Tiên Về Native Yield

1. Blast là gì?

Blast là dự án layer 2 của Ethereum, được xây dựng trên công nghệ Optimistic Rollup và tương thích với EVM. Nó được tạo ra bởi team của dự án BLUR_ một dự án về NFT


Với mục tiêu là giúp người dùng có thêm lợi nhuận từ việc nắm giữ ETH và các stablecoin khác trên mạng lưới của Ethereum. Đây là điều mà chưa có bất kỳ layer 2 nào trước đó làm được.

2. Điểm nổi bật của dự án

Trong khi các Layer 2 khác, lãi suất cơ bản khi nắm giữ tài sản như ETH hay stablecoin gần như bằng 0 thì Blast lại cung cấp mức lãi suất 5% cho stablecoin và 4% cho ETH. Điều này sẽ giúp cho giá trị tài sản của người dùng sẽ khônh bị giảm theo thời gian do lạm phát.


Để làm được điều này Blast đã tự động staking tài sản của người dùng vào Lido và các giao thức RWA rồi sau đó gửi lại phần thưởng cho người dùng thông qua stablecoin của dự án là USDB.


Bên cạnh đó, Blast còn chia sẻ doanh thu từ phí gas bằng cách trả lại doanh thu net từ gas cho Dapps một cách tự động. Nhà phát triển có thể giữ lại doanh thu này cho mình hoặc sử dụng để hỗ trợ phí gas cho người dùng.


Tìm hiểu thêm: ZkSync là gì? Dự án có đáng để đầu tư trong năm 2024?

3. Mô hình hoạt động

3.1. Cơ chế tự động khởi động lại

Với cơ chế tự khởi động lại của Blast giúp cho ETH chính được tự khởi lại trên nền tảng mà không cần phải bọc nó vào WETH hay STETH. Điều này giúp nó sử dụng được cả những ETH của tài khoản cá nhân (EOA).


Thêm vào đó, các hợp đồng thông minh có thể tích hợp một cách liền mạch với quy trình này mà không yêu cầu bất kỳ sửa đổi nào. Điều này giúp cho việc triển khai Dapp trên Blast trở nên dễ dàng hơn.


Cơ chế này còn có trên stablecoin của Blast (USDB). Giống với ETH, số dư USDB cũng được khởi động lại một cách tự động trên các tài khoản cá nhân. Người dùng cũng có thể từ chối tính năng này nếu muốn.

3.2. Tích hợp staking Layer 1

Sau bản nâng cấp Shanghai với tên gọi EIP-4895 của Ethereum vào tháng 4/2023 đã giúp cho việc staking Layer 1 của Blast trở nên khả thi. Cụ thể, người dùng khi tham giá staking ETH trên Layer 1 ban đầu được hỗ trợ thông qua Lido, sau đó lợi nhuận sẽ được tự động chuyển sang L2 Blast.

3.3. Tích hợp lợi nhuận T-bill

Với việc Blast tích hợp giao thức T-Bill của MakerDAO giúp cho người dùng có thêm lợi nhuận khi người dùng chuyển đổi từ stablecoin trên Ethereum sang Blast sẽ nhận được USDB. Và USDB có thể đổi thành USDC sau khi chuyển về Ethereum.


Trong tương lai, Blast sẽ có quyền bổ sung hoặc thay thế hoàn toàn MarkerDAO bằng giải pháp native của mình hoặc bên thứ 3 khác.


Mô hình hoạt động của Blast là gì
Mô hình hoạt động của Blast

4. Thông tin dự án

4.1. Thông tin token

  • Tên token: Blast
  • Token: BLAST
  • Blockchain: Blast
  • Tổng cung: 100.000.000.000 $BLAST
  • Cung lưu thông: 17.199.480.293 $BLAST

4.2. Tỉ lệ phân bổ token

Phân bổ token Blast

  • Community: 33%
  • Core Contributors: 25.5%
  • Investors: 16.5%
  • Blast Foundation: 8%
  • Airdrop (Blast Points): 7%
  • Airdrop (Blast Gold): 7%
  • Airdrop (Blur Foundation): 3%

4.3. Lịch unlock

Lịch unlock token Blast là gì
Lịch unlock token Blast 


4.4. Baker

investor blast


Blast đã raise được 20M USD vào 21/11/2023 từ các quỹ như Paradigm, Standard Crypto...

4.5. Team

Founder: Tieshun (Pacman) Roquerre


Ngoài ra, dự án không công bố thêm thông tin thành viên nào khác.

4.6. Một số kênh social của dự án

X


web


discord

5. Góc nhìn của team về dự án Blast

Ưu điểm

  • Sản phẩm của Blast khá đặc biệt, đây là điều mà các Layer 2 trước đó chưa làm được
  • Có câu chuyện làm động lực tăng giá
  • TVL của Blast hiện tại đang là 1.6B, có thời điểm lên đến hơn 2.2B, điều này cho thấy Blast cũng đang được khá nhiều dự án và người dùng lựa chọn để build và sử dụng trên nó

Nhược điểm

  • Gọi vốn không quá nhiều so với các layer 2 khác
  • Các quỹ tham gia ngoài Paradigm thì không mấy ấn tượng
  • Không được list ở những sàn lớn như Binance hay Coinbase...

Nhận định của team về dự án

Theo ý kiến cá nhân của mình, Blast là dự án mà chúng ta có thể cân nhắc đầu tư được bởi sự khác lạ đến từ sản phẩm của dự án. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu mới list này lượng token được trả cho airdrop là khá lớn (18%). Chúng ta cần đợi chart đi ngang tích lũy 1 thời gian khi đó sẽ có vị thế an toàn hơn.

6. Tổng kết

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu tổng quan về dự án Blast là gì. Đây là những thông tin mà tụi mình đã tổng hợp và research được để gửi đến các bạn. Mình hy vọng những thông tin này sẽ mang lại được những giá trị nhất định cho các bạn trong quá trình đầu tư.


Một lần nữa team HM Coin xin nhắc lại đây là những chia sẻ mang tính cá nhân và không phải là lời khuyên đầu tư. Các bạn cần nghiên cứu kĩ và có trách nhiệm với túi tiền của mình trước khi quyết định xuống tiền nhé. Xin trân trọng cảm ơn!


HM Coin Tele

HM Coin X

HM Coin Facebook

HM Coin Threads



Bài viết liên quan