Layer 1 Trong Blockchain Là Gì? Những Token Đáng Chú Ý Trong Năm 2024
Layer 1 trong Blockchain là những cơ sở hạ tầng đầu tiên và cùng là quan trọng nhất giúp xây dựng lên thế giới blockchain như hiện nay. Layer 1 hoạt động như mạng chính của hệ sinh thái, có khả năng xử lý và hoàn tất các giao dịch trên blockchain của chính nó. Vậy Layer 1 trong blockchain là gì, dự án nào thuộc narrative này đáng chú ý nhất trong năm 2024, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của team HMC nhé!
1. Layer 1 trong blockchain là gì?
Layer 1 trong blockchain là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của các mạng lưới blockchain như hiện nay. Nó hoạt động như một chuỗi chính (mainchain) độc lập, xử lý và xác thực trực tiếp các giao dịch.
Nói cách khác, Layer 1 là cơ sở hạ tầng thiết yếu để vận hành các ứng dụng phi tập trung (dApps) và hợp đồng thông minh. Đây là nền tảng cốt lõi của tiền điện tử, đóng vai trò như một "gốc rễ" cho sự phát triển của các hệ sinh thái lớn mạnh hơn.
Tại cốt lõi của Layer 1 là các cơ chế đồng thuận, giúp xác nhận và ghi lại các giao dịch vào sổ cái một cách minh bạch và an toàn. Những cơ chế này bao gồm Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) và Delegated Proof of Stake (DPoS), đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật cho mạng lưới blockchain. Quy trình xử lý giao dịch trên Layer 1 bắt đầu từ việc truy cập vào ví blockchain để thực hiện giao dịch, sau đó giao dịch được xác nhận và ghi lại thông qua cơ chế đồng thuận cụ thể của mỗi blockchain.
Ngoài ra, các blockchain Layer 1 thường có một token native riêng để thúc đẩy hoạt động của mạng lưới và chi trả phí gas cho mỗi giao dịch. Điều này giúp duy trì tính minh bạch và tính bảo mật của mạng lưới blockchain trong quá trình hoạt động.
2. Tại sao Layer 1 lại quan trọng?
Layer 1 không chỉ là cơ sở dữ liệu ghi lại các giao dịch mà còn đóng vai trò quyết định đến sức mạnh và sự tăng trưởng của một blockchain. Layer 1 cung cấp được những tính năng sau:
- Cơ sở hạ tầng cơ bản: Layer 1 là nền tảng để xây dựng các mạng blockchain khác, cũng như các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh.
- Tính bảo mật cao: Layer 1 ghi lại các giao dịch trực tiếp trên blockchain, loại bỏ rủi ro từ bên trung gian và đảm bảo tính phi tập trung bằng cách sử dụng các cơ chế đồng thuận như Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS).
- Khả năng mở rộng và nâng cao hiệu suất: Các giải pháp mở rộng của Layer 1 được thiết kế để xử lý khối lượng giao dịch lớn, rút ngắn thời gian xác nhận giữa các block và tăng khả năng mở rộng trên chuỗi.
- Phân tầng và minh bạch: Layer 1 đảm bảo các nguyên tắc của tính phân quyền và minh bạch, cho phép các cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình xác thực giao dịch và ra quyết định.
3. Các Thành Phần Chính Của Layer 1
Layer 1 là cơ sở hạ tầng đời đầu nên việc xây dựng nhiều thành tố ở trên này là điều thiết yếu, và đây là những thành phần chính để cấu hình nên một blockchain Layer 1:
- Sản xuất khối (Block production): Các khối (block) mới được tạo ra bởi các thợ đào (miner) hoặc các validator, ghi lại các giao dịch trên Layer 1.
- Giao thức đồng thuận (Consensus Mechanism): Các blockchain Layer 1 sử dụng các cơ chế đồng thuận như Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS), hoặc các cơ chế khác như Delegated Proof of Stake (DPoS), Proof of Authority (PoA), và Proof of History (PoH) để đảm bảo tính bảo mật và phân quyền.
- Mạng lưới (Network): Cung cấp cơ sở hạ tầng để giao dịch và thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng.
- Lưu trữ dữ liệu (Data Storage): Ghi lại mọi giao dịch và thay đổi trên blockchain.
- Thời gian xác nhận giao dịch (Transaction finality): Là thời điểm một giao dịch được ghi lại vĩnh viễn trên chuỗi (blockchain), không thể thay đổi.
- Token gốc (Native Token): Mỗi blockchain Layer 1 có các token gốc đại diện cho chính dự án, chẳng hạn như BTC đại diện cho Bitcoin, ETH đại diện cho Ethereum, và các token khác như EGLD của Elrond và ONE của Harmony. Những token này thường được sử dụng để trả phí giao dịch và trả hưởng cho các miner/validator trên Layer 1.
Ngoài ra thì một số Layer 1 có thể cung cấp một máy ảo (Virtual Machine) như Ethereum Virtual Machine (EVM) để thực thi các hợp đồng thông minh. Máy ảo này tạo ra một môi trường chạy các ứng dụng phi tập trung (dApps) và hợp đồng thông minh, cho phép các dApps hoạt động trên blockchain.
4. So Sánh giữa Layer 1 và Layer 2, đâu là điểm giống và khác nhau giữa chúng
Tìm hiểu thêm: Layer 2 là gì? Một số dự án layer 2 có tiềm năng tăng trưởng cao
5. Những Thách Thức Đối Với Layer 1 Và Giải Pháp
6. Những token Layer 1 đáng chú ý trong năm 2024
6.1. SOLANA (SOL)
Solana là một blockchain Layer 1 nổi bật với mục tiêu cung cấp hiệu suất cao và chi phí thấp cho các ứng dụng phi tập trung. Sử dụng công nghệ consensus Proof of History (PoH), Solana xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây, giúp tăng cường tốc độ giao dịch đồng thời và giảm thiểu độ trễ.
Hiện nay thì Solana đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà phát triển bằng chứng là chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến giờ mạng lưới của SOL đã có hàng chục nghìn dApps được build trên hệ. Không những vậy mới đây các quỹ ETF hàng đầu trên thế giới cũng đã nộp đơn lên SEC xin pép đăng ký Solana ETF.
Tìm hiểu thêm: SOL Là Gì? Thông Tin Chi Tiết Về Đồng Solana
6.2. APTOS (APT)
Aptos là một blockchain Layer 1 với mục tiêu tạo ra khả năng tiếp cận toàn cầu và công bằng tài sản phi tập trung. Dự án này được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Move, được thiết kế để quản lý an toàn các tài nguyên và xác minh trên blockchain.
6.3. SUI (SUI)
Sui là một nền tảng blockchain layer 1 tập trung vào giải quyết vấn đề khả năng mở rộng và độ trễ thấp trong blockchain. Nền tảng này được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Move, được phát triển ban đầu bởi một nhóm đội ngũ đã từng làm việc ở Facebook và cùng nhau build dự án Diem nhưng không thành công.
Sui đã từng đạt được đỉnh điểm 160.000 TPS với độ trễ chỉ là 3 giây và duy trì được thông lượng ngay cả khi xảy ra lỗi. Đây là một trong những yếu tố chính làm cho Sui trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ứng dụng đòi hỏi hiệu suất và khả năng mở rộng cao trên nền tảng blockchain.
Tìm hiểu thêm: Dự Án Sui Network Là Gì? Có Nên Đầu Tư Ở Thời Điểm Hiện Tại
7. Tổng kết
Trên đây là những giải đáp cho anh em về Layer 1 trong blockchain là gì, hy vọng rằng bài phân tích về "Layer 1 trong blockchain là gì" này sẽ giúp các bạn có được những thông tin giá trị trong quá trình đầu tư của mình. Một lần nữa team xin nhắc lại rằng bài viết này chủ yếu mang đến thông tin về narrative Layer 1 trong blockchain là gì, không phải là lời khuyên đầu tư, tiền là của anh em nên hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nhé!