GameFi Là Gì? Liệu GameFi Có Comeback Trong Năm 2024 - 2025 Hay Không?
GameFi là một trong những mảng kiếm tiền hàng đầu của ngành công nghiệp blockchain, tại đây người chơi không chỉ thỏa mãn về việc chơi game mà còn có thể kiếm được tiền từ các nhà phát hành game. Đỉnh điểm của GameFi là vào năm 2021, khi chứng kiến một lượng lớn người chơi mới đổ bộ vào thị trường giúp cho narrative này trở thành xu hướng nổi bật nhất trong năm. Vậy GameFi là gì? Liệu GameFi có comeback trở lại trong mùa uptrend này hay không thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của team HMC nhé!
1. GameFi là gì?
GameFi là một thuật ngữ kết hợp giữa từ trò chơi (Game) và tài chính (Finance) giúp cho người chơi hình dung được rằng họ vừa có thể chơi game mà lại vừa có thể kiếm được tiền. Đây là một xu hướng mới trong ngành game, tập trung vào việc kết hợp giữa trò chơi và tài chính phi tập trung (DeFi) thông qua việc sử dụng công nghệ blockchain.
GameFi tạo ra một môi trường ảo cho người chơi có thể tham gia vào các hoạt động trong trò chơi để kiếm tiền và sở hữu các tài sản kỹ thuật số. Đây là một hình thức phát triển mới của các trò chơi dựa trên blockchain, mang lại cơ hội kiếm tiền và tạo ra một nền tảng kinh tế trong trò chơi.
Lợi ích của GameFi là giúp cho các users vừa chơi game vừa kiếm được tiền, ngoài ra thì các dự án game trên lĩnh vực blockchain hầu như không bị giới hạn về phạm vi lãnh thổ hoạt động như các loại game truyền thống khác. Việc kiếm được tiền, giúp cho người chơi có động lực cày game và gắn bó lâu dài với dự án, khi chơi họ có thể nhận được phần thưởng là các token trong game, các NFT hoặc các loại tài sản ảo khác, ...
2. Mô hình chung của một dự án GameFi
Mặc dù cơ chế và cách thức kiếm tiền của các dự án GameFi là khác nhau, nhưng về cơ bản thì các dự án thường sẽ có các thành phần như sau:
2.1. Dựa vào công nghệ Blockchain
Hầu hết các dự án GameFi đều được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain bằng việc tích hợp các hợp đồng thông minh (Smart Contract) vào trong game đế phân biệt từng tài khoản với nhau. Các dự án chơi game kiếm tiền đều sẽ phải xây dựng trên những mạng lưới blockchain, thời điểm hiện tại thì đa phần các nền tảng game được xây dựng trên các chain lớn như Ethereum, Ronin, Solana, Polygon, ...
2.2. Mô hình Play to Earn (P2E)
Với mô hình Play to Earn (P2E), người chơi có khả năng kiếm tiền thật thông qua việc chơi game, đây cũng là điểm thu hút chính các users đến với mảng GameFi. Người chơi có thể tham gia vào các hoạt động trong trò chơi để kiếm được các loại token, tiền điện tử hoặc nhiều phần thưởng giá trị khác.
Điều đặc biệt là trong mô hình P2E, người chơi có thể giao dịch và trao đổi các tài sản của họ trong game, tạo ra một nền kinh tế mở và đầy tiềm năng trong mảng GameFi. Đây là điểm khác biệt so với các trò chơi truyền thống, nơi mà người chơi chỉ đơn giản là giải trí mà không có cơ hội kiếm tiền từ việc chơi game.
2.3. NFT
Đối với các game P2E, những vật phẩm như ảnh đại diện nhân vật, vũ khí, trang bị, quần áo, hoặc thú cưng, … sẽ đều được phân biệt là các NFT riêng biệt. Việc sử dụng NFT cho phép xác định rõ ràng quyền sở hữu và nguồn gốc của mỗi loại tài sản trong game, giúp cho người chơi có thể tập trung cày và kiếm ra thật nhiều loại tài sản này.
2.4. DeFi
Trong một số dự án GameFi thì các nhà tạo lập thường tích hợp thêm các yếu tố về tài chính phi tập trung (DeFi) vào. Với việc có thêm tính DeFi trong game sẽ giúp cho người chơi có thể tạo ra thu nhập thụ động trong GameFi thông qua việc stake token, cung cấp thanh khoản, tham gia yield farming hoặc là tham gia vào thị trường NFT, ...
DeFi đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ dự án kêu gọi vốn khi phát hành lần đầu trên sàn DEX. Hơn nữa, DeFi cũng đóng vai trò trong việc phân bổ phần thưởng và các ưu đãi khác trong game, tạo ra một hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh và cung cấp cơ hội cho người chơi tham gia vào các hoạt động tài chính trong GameFi.
2.5. Token ingame
Token ingame trong mô hình GameFi mang lại giá trị rất quan trọng cho người chơi bằng cách đại diện cho quyền sở hữu, kiểm soát, kiếm thu nhập, tăng cường trải nghiệm và tạo ra một thị trường nội bộ độc đáo trong trò chơi. Không chỉ mang lại giá trị về kinh tế khi chơi game, token ingame cũng tạo ra một thị trường nội bộ trong trò chơi nơi người chơi có thể giao dịch vật phẩm, tài sản hoặc dịch vụ với nhau.
Việc sử dụng token ingame trong các giao dịch giúp tạo ra một hệ sinh thái kinh tế nội bộ và tăng thêm nhiều tính tương tác giữa các người chơi với nhau.
3. Ưu điểm và nhược điểm của GameFi
3.1. Ưu điểm
- Sự thay thế hoàn hảo cho các game truyền thống trước đây khi mở ra cơ hội kiếm tiền và khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn, thúc đẩy sự phát triển của tiền điện tử hơn.
- NFT thúc đẩy quyền sở hữu tài sản ảo mà không bị kiểm soát bởi các thực thể tập trung, tạo cơ hội cho người chơi có thể sở hữu nhiều vật phẩm quý hiếm và có giá trị thực.
- Tính toàn cầu của GameFi vượt qua hạn chế địa lý, cho phép mọi người trên toàn thế giới tham gia vào ngành công nghiệp này, thúc đẩy sự hòa nhập tài chính và kiến thức về công nghệ.
3.2. Nhược điểm
4. Tương lai của ngành GameFi
Tương lai của ngành GameFi đang hứa hẹn với nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhất là trong bối cảnh người người đổ xô đi cày airdrop, cày các dự án game chưa ra mắt để mong nhận được nhiều token nhất khi ra mắt. Giai đoạn cuối năm 2023 chính là bắt nguồn cho việc bùng nổ trong tương lai của ngành GameFi khi số lượng địa chỉ ví dùng để chơi game luôn luôn duy trì vị trí số 1, thậm chí còn tăng rất mạnh từ cuối năm 2023 cho đến hiện tại.
Ngoài ra thì trong năm 2023, GameFi đã được các quỹ đầu tư rất nhiều khi đạt được số tiền raise được trong năm là 968 triệu đô. GameFi đang ngày càng trở nên hoàn thiện không chỉ về mặt cơ sở hạ tầng mà còn là sự mở rộng về quy mô thị trường khi các ông lớn ngành game truyền thống ở các quốc gia nổi tiếng về game như Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã tham gia vào.
Trong năm 2024 thì các dự án GameFi cũng đã lần lượt được airdrop và list lên các sàn CEX rất nhiều như Pixels, Portal, Pirate, ... Nhờ vào các dữ liệu trên thì rõ ràng trong năm 2024 thị trường GameFi sẽ khá phát triển nhất là trong bối cảnh mọi người đều nhận định năm 2024 sẽ là năm uptrend và ngành game luôn luôn là ngành hút được nhiều người mới vào thị trường nhất.
5. Một số GameFi đáng chú ý để đầu tư trong năm 2024 - 2025
5.1. Ronin
Ronin Network là một sidechain được kết nối với chuỗi Ethereum, dự án được tạo ra nhằm phát triển và xử lý các giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp cho các game web 3, đặc biệt là phục vụ cho tựa game Axie Infinity (AXS) đình đám trong năm 2021. Đặc biệt là Ronin được tạo ra và phát triển bởi công ty Sky Mavis, một tổ chức công nghệ đến từ Việt Nam, đây là một blockchain được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển của NFT Gaming.
Hiện tại thì giá của Ronin đang phân phối trong 3 tháng vừa qua kèm theo đó là tình hình thị trường hiện cũng đang chững lại. Hiện volume giao dịch của Ronin đã giảm đi khá nhiều và chỉ báo RSI cũng đã tiến về vùng quá bán (dưới 30).
5.2. Pixel
Pixels game là một dự án game về nông trại và đã ra mắt token tiền điện tử, ban đầu dự án được xây dựng trên mạng lưới Polygon và sau đó được chuyển sang nền tảng blockchain Ronin. Token này là phần quan trọng của hệ sinh thái Pixels game, một tựa game NFT thú vị trong thể loại nông trại thế giới mở.
Pixel là dự án game được rất nhiều người kỳ vọng sẽ giống AXS năm 2021, điểm chung của cả 2 dự án này đó là đều được hỗ trợ bởi Sky Mavis và đều hút được lượng users nhiều top đầu trong ngành GameFi. Về mặt phân tích kỹ thuật thì hiện volume giao dịch 1 ngày của pixel chưa bằng 1/10 vốn hóa cộng thêm đó là chỉ báo RSI đã tiến về vùng quá bán (dưới 30), còn vệ độ hot của game này thì có thể nói hiện đang là top 1 trong thị trường GameFi hiện nay.
Đọc thêm: Pixels Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chơi Pixels Game
5.3. Portal
Portal là một nền tảng Web3 gaming được thiết kế để giúp người chơi dễ dàng tương tác với các blockchain gaming. Mục tiêu chính của Portal là hỗ trợ người chơi mới tham gia vào thị trường blockchain gaming bằng cách đơn giản hóa quá trình tương tác với các ứng dụng và nhiều game Web3 khác nhau.
Hiện nếu nói về độ hot trong mảng GameFi trên thị trường thì Portal lại khá "im hơi lặng tiếng" tuy nhiên đây chính là điểm cộng khi dự án không được nhiều KOL nhắc tới. Về biểu đồ thì Portal cũng đang đi rất giống với Ronin và Pixel khi chart cũng đang cạn volume dần và RSI hiện đang quá bán.
5.4. Pirate
Pirate Nation là một tựa game nhập vai theo chủ đề hải tặc được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Game này được phát triển bởi đội ngũ Proof-of-Play, một studio phát triển game còn rất mới mẻ nhưng đã nhận được sự đầu tư từ các quỹ lớn hàng đầu trên thế giới như a16z, CTO của Coinbase, và CEO của Alchemy.
Pirate đã nhận được sự hưởng ứng có lợi từ cộng đồng khi airdrop rất khủng cho những người chơi game sớm từ ban đầu. Tuy nhiên khi list sàn thì Pirate đã ngay lập tức bị chịu một áp lực xả rất lớn từ các bên airdrop và một nhóm Launchpool trên Bybit.