Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Ứng Dụng Chỉ Số RSI Vào Thực Tế

25/05/2024
Kiến Thức Nền Tảng

Chỉ số RSI là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật được các trader vô cùng yêu thích. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem chỉ số RSI là gì? cách sử dụng nó ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng nó để mang lại hiệu quả cao nhất nhé!

Chỉ số RSI là gì

1. Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số RSI (Relative Strength Index) là một công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư và trader để đo lường sức mạnh của xu hướng giá. Chỉ số này dao động trong khoảng từ 0 đến 100 và được sử dụng để đánh giá mức độ quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold) của một tài sản dựa trên giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Cách sử dụng RSI

RSI được sử dụng để xác định đảo chiều xu hướng, giai đoạn quá mua, quá bán. Nghĩa là nếu xu hướng đảo từ bán sang mua thì giá sẽ tăng, còn ngược lại, từ mua sang bán, thì giá sẽ giảm.


Thông thường khi quan sát thấy RSI dưới 30 là có thể chuẩn bị canh mức giá mua (khoảng 20 – 25), tương tự khi RSI trên 70 là chuẩn bị canh mức giá bán (khoảng 76 – 82).

3. Tính chất phân kỳ của RSI

phân kỳ của RSI là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật. Tính chất phân kỳ của RSI gồm 2 dạng:

3.1. Phân kỳ đảo chiều (Phân kỳ thường)

Dùng để xác định khả năng đảo chiều của 1 xu hướng giá. Đây là trường hợp mà giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự "lệch pha" giữa giá và RSI, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều.


Phân kỳ đảo chiều tăng thành giảm. Chỉ số RSI là gì
Phân kỳ đảo chiều giảm thành tăng
Phân kỳ đảo chiều tăng thành giảm
Phân kỳ đảo chiều tăng thành giảm


3.2. Phân kỳ tiếp diễn (Phân kỳ kín)

Phân kỳ này ngược đôi chút so với phân kỳ thường nói trên. Khi giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp. Đây là phương pháp mà các Trader theo xu hướng thường hay dùng để tìm điểm vào trong 1 xu hướng.


Phân kỳ tiếp diễn tăng thành giảm
Phân kỳ tiếp diễn tăng
Phân kỳ tiếp diễn giảm
Phân kỳ tiếp diễn giảm


Tìm hiểu thêm: Đường trendline là gì? Cách vẽ đường trendline chính xác

4. Những sai lầm phổ biến khi sử dụng chỉ số RSI là gì và cách khắc phục

Một trong những sai lầm phổ biến khi người mới sử dụng chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) chính là hiểu nhầm về cách giao dịch vùng quá mua và quá bán. Sai lầm này thường xảy ra khi nhà đầu tư vội vàng bán cổ phiếu ngay khi RSI vào vùng quá mua, hoặc mua ngay khi RSI vào vùng quá bán. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ những đợt tăng giá mạnh khi cổ phiếu vượt qua vùng quá mua hoặc tiếp tục giảm giá dù RSI đã ở vùng quá bán.


Một số nhà đầu tư coi RSI dưới 30 là tín hiệu mua, cho rằng cổ phiếu đã bán quá mức và sẵn sàng hồi phục. Tuy nhiên, độ tin cậy của tín hiệu này phụ thuộc nhiều vào bối cảnh thị trường chung. Trong các xu hướng giảm mạnh, nhà đầu tư nên trì hoãn quyết định mua cho đến khi có xác nhận từ các chỉ báo kỹ thuật khác.


Chiến lược đúng là đợi RSI hoàn toàn thoát khỏi vùng quá mua hoặc quá bán trước khi ra quyết định giao dịch. Tốt nhất, quyết định này nên được kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng tính chính xác và độ tin cậy, vì RSI thường có thể đưa ra các tín hiệu nhiễu.

5. Lưu ý khi áp dụng vào thực tế

Không sử dụng RSI đơn lẻ: RSI có thể cung cấp nhiều tín hiệu giả, đặc biệt trong các thị trường có tính biến động cao hoặc không có xu hướng rõ ràng. Các tín hiệu quá mua hoặc quá bán của RSI không phải lúc nào cũng đúng.


Điều chỉnh khung thời gian phù hợp: Khoảng thời gian chuẩn để tính RSI là 14 ngày, nhưng không phải lúc nào độ dài này cũng phù hợp với tất cả các loại tài sản hoặc phong cách giao dịch.


Chú ý đến các giai đoạn thị trường sideway: Trong các giai đoạn thị trường đi ngang (sideway), RSI có thể dao động liên tục giữa các mức quá mua và quá bán, dẫn đến nhiều tín hiệu sai lệch.


Ví dụ cụ thể về cách kết hợp RSI với các công cụ khác:


- Kết Hợp RSI và MACD: RSI có thể báo hiệu tài sản đang ở trạng thái quá bán, trong khi đó MACD có thể xác nhận sự đảo chiều của xu hướng.


Ví dụ: Khi RSI của cổ phiếu A dưới 30 (quá bán) và đường MACD cắt từ dưới lên trên, đó có thể là tín hiệu mua mạnh.


- Kết Hợp RSI và Bollinger Bands: Khi giá chạm vào dải Bollinger Bands dưới và RSI dưới ngưỡng 30, đây có thể là tín hiệu mua tốt.


Ví dụ: Cổ phiếu A đang tiếp cận dải Bollinger Bands dưới và RSI là 25. Đây có thể là cơ hội mua vào.


- Sử Dụng Khối Lượng (Volume) và RSI: Khi RSI quá mức 70 và khối lượng giao dịch tăng mạnh, đó có thể là tín hiệu cảnh báo về tình trạng quá mua.


Ví dụ: Cổ phiếu A có RSI đạt 75 và khối lượng giao dịch tăng gấp đôi so với bình thường. Đây có thể là dấu hiệu giá sẽ điều chỉnh.


Lưu ý: Những ví dụ trên chỉ mang tính tham khảo và không có bất kỳ công cụ nào cho tỉ lệ thắng 100% nên các bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định nhé!


Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về chỉ số RSI là gì. Mình hy vọng nó sẽ mang lại cho các bạn những giá trị nhất định trong quá trình đầu tư. 


Bên cạnh đó, để cập nhật các tin tức nhanh và chính xác đến từ HM Coin, tham gia các kênh dưới đây:



HM Coin Tele

HM Coin X

HM Coin Facebook

HM Coin Threads




Bài viết liên quan