Bollinger Band Là Gì? Công Thức Tính Và Cách Dùng Bollinger Band

04/06/2024
Kiến Thức Nền Tảng

Đường Bollinger Band là một công cụ khá dễ sử dụng nhưng lại mang đến kết quả đáng kinh ngạc. Vì vậy hãy cùng HMC tìm hiểu xem đường Bollinger Band là gì, cũng như ý nghĩa và cách dùng của nó như thế nào nhé!

Bollinger Band

1. Đường Bollinger Band là gì?

Đường Bollinger Band là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật được đánh giá cao và rộng rãi nhất trong thị trường tài chính, phát triển bởi John Bollinger vào đầu những năm 1980. Nó là một công cụ để đánh giá tính biến động của giá cả và xác định các trạng thái quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold).

2. Công thức tính 

Công thức tính của Bollinger Band bao gồm ba thành phần chính: Đường Trung bình Động (Middle Band), Đường Band Trên (Upper Band), và Đường Band Dưới (Lower Band).


Middle Band: Đường trung bình động đơn giản (SMA) cho giá đóng cửa trên một khoảng thời gian nhất định, thông thường là 20 ngày.


Middle Band = SMA (20 ngày)


Upper Band: Được tính bằng cách thêm độ lệch chuẩn của giá trong cùng khoảng thời gian với Middle Band nhân với một hệ số (thông thường là 2) vào giá trị của Middle Band.


Upper Band = Middle Band + (2 * Độ lệch chuẩn của giá đóng cửa trong 20 ngày)


Lower Band: Tính bằng cách trừ đi độ lệch chuẩn của giá trong cùng khoảng thời gian với Middle Band nhân với một hệ số (thông thường là 2) từ giá trị của Middle Band.


Lower Band = Middle Band - (2 * Độ lệch chuẩn của giá đóng cửa trong 20 ngày)


Đường bollinger band
tên gọi của các đường Bollinger Band

3. Ý nghĩa và cách dùng đường Bollinger band

Giá thường có xu hướng di chuyển trong đường Bollinger Band và thường điều chỉnh về xung quanh đường trung bình SMA.


Khi giá vượt ra khỏi dải Bollinger Band thường có xu hướng điều chỉnh lại vào trong dải


Khi dải Bollinger Band bắt đầu sideway, hay thắt cổ chai, có thể hiểu là giai đoạn mà giá coin không có sự tăng giảm quá nhiều, nó cứ “đi ngang”, biên động giá dao động nhỏ. Khi đó bollinger sẽ có đặc điểm là: 2 dải trên và dải dưới bó hẹp lại, thu hẹp khoảng cách với SMA.


Thông thường, giai đoạn này thường là giai đoạn mà “cá mập” gom hàng. Giá được khống chế (bằng cách dựng tường buy và sell), do đó không có sự thay đổi mạnh. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn tích lũy. Dấu hiệu sẽ càng rõ hơn nếu giá của coin đang đạt đáy trong khoảng 1 – 2 tuần hoặc hơn (tùy vào mục tiêu của bạn là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn).  Sau khi giai đoạn này kết thúc, giá thường có sự tăng hoặc giảm mạnh.


Để giảm thiểu rủi ro, khi nhìn thấy sideway, bạn có thể đợi dấu hiệu tăng giá (hoặc giảm) để đưa ra quyết định, cụ thể:


- Có nến báo hiệu đảo chiều (búa, búa ngược…)


- Có các nến tăng liên tục vượt boll trên.


-Giải boll bắt đầu mở rộng.


- Sức mua tăng mạnh.


Bollinger Band siết chặt
Bollinger Band siết chặt


Tìm hiểu thêm: Đường MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD trong Trading

4. Hạn chế

Tuy Bollinger Band giúp nhà đầu tư đo lường mức độ biến động của giá và xác định các điểm quá mua hoặc quá bán có thể dẫn đến đảo chiều giá. Nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định mà chúng ta cần để ý đến

4.1. Tín hiệu trễ

Đường trung bình động (Middle Band) được tính toán dựa trên dữ liệu giá trước đó, do đó có thể không phản ánh chính xác những biến động giá hiện tại. Cái này khiến cho các Bollinger Band có thể cung cấp tín hiệu trễ so với thị trường thực tế.

4.2. Không xác định rõ xu hướng

Bollinger Band không xác định được xu hướng mà chỉ cho thấy mức độ biến động. Trong một thị trường đi ngang (ranging market), giá có thể liên tục dao động giữa Upper và Lower Bands mà không xác định rõ ràng xu hướng nào cả.

4.3. Các thiết lập mặc định của Bollinger Band

Các thiết lập mặc định của Bollinger Band là 20 ngày cho đường trung bình và 2 độ lệch chuẩn cho các Bands; tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng phù hợp cho tất cả các loại tiền điện tử hay các khung thời gian giao dịch.


Không có một công cụ nào cho chúng ta tỉ lệ thắng 100% cả, nên để phát huy tối đa sức mạnh của đường Bollinger Band cũng như khắc phục được hạn chế của nó. Chúng ta có thể kết hợp đường Bollinger Band với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác trong quá trình giao dịch nhé!


Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về đường Bollinger Band là gì? Cách sử dụng cũng như ý nghĩa của đường Bollinger Band. Mình hy vọng qua bài viết này sẽ mang lại những giá trị nhất định cho các bạn trong quá trình đầu tư.


Bên cạnh đó, để cập nhật các tin tức nhanh và chính xác đến từ HM Coin, tham gia các kênh dưới đây:


HM Coin Tele

HM Coin X

HM Coin Facebook

HM Coin Threads



Bài viết liên quan