Đường MACD Là Gì? Cách Sử Dụng Chỉ Báo MACD Trong Trading

05/06/2024
Kiến Thức Nền Tảng

Đường MACD là một chỉ báo kỹ thuật vô cùng phổ biến mà hầu hết ai cũng biết. Vậy hãy cùng HMC tìm hiểu xem đường MACD là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng đường MACD sao cho hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé!

Đường MACD là gì

1. Đường MACD là gì?

Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) là trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ được phát mình bởi Gerald Appel. Đây là công cụ được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá.


Đường MACD luôn có giá trị lớn hoặc nhỏ hơn 0 và không có giới hạn trên hay dưới

2. Cấu tạo của MACD

Đường MACD: Đây là đường chính của chỉ báo MACD, được tính bằng cách lấy sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động hàm mũ (EMA) với hai chu kỳ thời gian khác nhau. Thông thường, người ta sử dụng EMA 12 kỳ (cho biết giá trung bình gần đây) và EMA 26 kỳ (giá trung bình xa hơn). Phép trừ này giúp phản ánh sự chênh lệch giá trong khoảng thời gian ngắn và dài, từ đó cung cấp một cái nhìn về động lực và xu hướng của giá.


Đường Signal: Là EMA 9 kỳ của đường MACD Line. Đường Signal Line đóng vai trò như một "bộ lọc" cho tín hiệu của MACD Line, giúp xác định các điểm mua hoặc bán tốt hơn bằng cách sử dụng các điểm cắt của nó với MACD Line. Khi MACD Line cắt và nằm trên Signal Line, nó báo hiệu một xu hướng tăng; ngược lại, khi MACD Line cắt và nằm dưới Signal Line, nó báo hiệu một xu hướng giảm.


Histogram: Đây là biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa MACD Line và Signal Line. Một Histogram dương (trên trục 0) cho biết MACD Line nằm trên Signal Line - một dấu hiệu của xu hướng tăng. Ngược lại, một Histogram âm (dưới trục 0) cho biết MACD Line nằm dưới Signal Line - dấu hiệu của xu hướng giảm. Sự thay đổi độ dài của các cột Histogram cũng phản ánh sức mạnh của xu hướng: một sự gia tăng trong độ dài cột báo hiệu sức mạnh của xu hướng đang tăng và ngược lại.


Đường MACD là gì
Cấu tạo của MACD

3. Cách sử dụng và ý nghĩa của MACD

Nếu có thể phát huy được hết khả năng của MACD thì mình tin rằng nó sẽ là chỉ báo kỹ thuật vô cùng hiệu quả cho các bạn đấy. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách sử dụng và ý nghĩa của từng loại nhé!

3.1. Tín hiệu cắt của MACD và đường Zeroline

- MACD cắt Zeroline đi lên thì giá sẽ tăng


- MACD cắt Zeroline đi xuống thì giá sẽ giảm


Đường MACD cắt Zeroline
Đường MACD cắt Zeroline

3.2. Tín hiệu cắt của MACD và đường signal

- MACD cắt đường tín hiệu Signal từ trên xuống, báo hiệu giá đảo chiều từ tăng thành giảm.


- MACD cắt đường tín hiệu Signal từ dưới lên, báo hiệu giá đảo chiều từ giảm thành tăng.


Đường MACD cắt signal
Đường MACD cắt signal

3.3. Tính chất phân kỳ và hội tụ của MACD

Phân kỳ: MACD giãn ra hoặc tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương cho thấy hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.


Hội tụ: MACD co rút lại cho thấy có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường signal


Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì MACD sẽ tăng độ cao. Khi MACD không tăng độ cao nữa hoặc bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có xu hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.


Tín hiệu mua: Khi MACD nằm dưới đường Zeroline và bắt đầu hội tụ về hướng đường Zeroline.


MACD nằm dưới Zeroline và bắt đầu hội tụ
MACD nằm dưới Zeroline và bắt đầu hội tụ


Tín hiệu bán: Khi MACD nằm trên đường Zeroline và bắt đầu hội tụ về hướng đường Zeroline.


MACD nằm trên Zeroline và bắt đầu hội tụ
MACD nằm trên Zeroline và bắt đầu hội tụ


Tìm hiểu thêm: Bollinger Band là gì? Công thức tính và cách dùng Bollinger Band

3.4. Tính phân kỳ của MACD và đường giá

khi giá đang trong một xu hướng tăng, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Nhưng đường MACD, khi đó đang ở trên đường Zero line, lại cho thấy đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Thì nó báo hiệu là giá đảo chiều từ tăng thành giảm.


Phân kỳ MACD và đường giá tăng thành giảm
Phân kỳ MACD và đường giá tăng thành giảm


Khi giá đang trong 1 xu hướng giảm, đáy sau thấp hơn đáy trước. Nhưng đường MACD khi đó đang ở dưới đường Zeroline lại cho thấy đáy sau cao hơn đáy trước. Thì đó là tín hiệu cho thấy giá sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng.


Phân kỳ MACD và đường giá giảm thành tăng
Phân kỳ MACD và đường giá giảm thành tăng


Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về đường MACD là gì, ý nghĩa và cách sử dụng nó sao cho hiệu quả. Mình hy vọng bài viết sẽ mang lại cho các bạn những giá trị nhất định trong quá trình đầu tư của mình.


Bên cạnh đó, để cập nhật các tin tức nhanh và chính xác đến từ HM Coin, tham gia các kênh dưới đây:


HM Coin Tele

HM Coin X

HM Coin Facebook

HM Coin Threads



Bài viết liên quan